Trong quá trình xây dựng và sử dụng bê tông tươi hẳn các bạn đều nghe đến cụm từ "phụ gia bê tông". Vậy phụ gia bê tông là gì? Có các phương pháp trộn bê tông tươi nào?
Phụ gia bê tông là gì?
Phụ gia cho bê tông là những hợp chất hay hỗn hợp các hợp chất chất vô cơ, hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp mà khi cho một lượng nhỏ vào hỗn hợp bê tông sẽ làm thay đổi tính chất công nghệ của bê tông tươi hay tính chất sử dụng của bê tông đã hóa rắn theo ý muốn. Bằng việc sử dụng các phụ gia khác nhau người ta có thể chế tạo ra bê tông có cường độ đặc biệt cao, có độ đặc chặt, khả năng chống thấm và độ dẻo cao.
Phụ gia bê tông
Khi sử dụng phụ gia cho bê tông sẽ cải thiện các tính chất của bê tông cũng như hỗn hợp bê tông, cụ thể như tăng tính lưu động của hỗn hợp bê tông, giảm lượng dùng nước và xi măng, điều chỉnh thời gian ninh kết và rắn chắc, nâng cao cường độ và tính chống thấm của bê tông ...
Các phương pháp trộn bê tông tươi
1. Yêu cầu kỹ thuật chung
- Khi trộn bê tông xi măng, cốt liệu, nước, phụ gia (nếu có) phải được cân đo đúng theo tỷ lệ cấp phối.
- Vữa bê tông phải được trộn đều.
- Thời gian trộn bê tông phải nhỏ hơn thời gian giới hạn cho phép
2. Các phương pháp trộn bê tông tươi
Trộn bê tông thủ công (bê tông truyền thống)
- Áp dụng:
• Khối lượng cần trộn là nhỏ.
• Bê tông không yêu cầu chất lượng cao (bê tông lót...).
• Những nơi không thể sử dụng các loại máy trộn...
- Công tác chuẩn bị:
• Trước khi trộn bê tông tươi phải chuẩn bị bãi trộn và dụng cụ trộn. Bãi trộn có thể là sàn trộn (kê bằng ván gỗ hay lót tôn) hoặc sân trộn (lát bằng gạch hay bê tông gạch vỡ, trên được láng vữa xi măng).
• Sàn trộn hay sân trộn phải đảm bảo kích thước đủ rộng có diện tích tối thiểu 3x3m2, phải được dọn dẹp bằng phẳng, không hút nước xi măng, dễ dàng rửa sạch...và phải có mái che nắng, mưa.
• Các loại vật liệu cát, đá (sỏi), xi măng, nước được bố trí quanh sân trộn.
- Phương pháp trộn:
• Trộn trước cát và xi măng cho đều.
• Rải đá (hay sỏi) thành lớp dày khoảng 10 ÷15cm, xúc hỗn hợp cát, xi măng rải đều vào đá (sỏi), dùng xẻng, cào đảo để trộn vừa đảo vừa cho nước vào trộn đều. Thời gian trộn một khối bê tông bằng thủ công không quá 15 ÷ 20 phút.
Trộn thủ công chất lượng bê tông không cao, tốn xi măng (nếu chất lượng trộn tay bằng chất lượng trộn máy thì phải tốn thêm 15% xi măng nữa so với lượng xi măng cấp phối); tốn công, tốc độ chậm, khó đều, năng suất không cao.
Trộn bê tông tươi bằng cơ giới
- Áp dụng
• Khi khối lượng trộn lớn.
• Chất lượng bê tông yêu cầu cao.
• Các điều kiện thi công cho phép.
- Các loại máy trộn
• Máy trộn nghiêng thùng lật được để đổ bê tông. Loại này có cấu tạo phức tạp nên dung tích thùng trộn thường nhỏ từ 100 ÷ 750 lít.
• Máy trộn đứng: có dung tích lớn hơn, thường đặt ở các trạm trộn bê tông.
• Máy trộn nằm ngang theo kiểu hình trụ: thường được đặt ở nhà máy bê tông đúc sẵn hay khi khối lượng đổ bê tông yêu cầu lớn, dung tích trộn từ 450 ÷ 4500 lít.
- Phương pháp trộn bê tông tươi
• Trước hết cho máy chạy không tải một vài vòng, nếu trộn mẻ đầu tiên thì đổ một ít nước cho ướt vỏ cối và bàn gạt, như vậy mẻ đầu tiên không bị mất nước do vỏ cối và bàn gạt hút nước và không làm vữa bê tông dính vào cối.
• Đổ 15% ÷ 20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại, trộn đến khi đều.
• Thời gian trộn hỗn hợp bê tông được xác định theo đặc trưng kĩ thuật của thiết bị dùng để trộn. Trong trường hợp không có các thông số kĩ thuật chuẩn xác thì thời gian ít nhất để trộn một mẽ bê tông được xác định theo bảng dưới đây. Theo kinh nghiệm trộn bê tông, để trộn một mẻ bê tông đạt yêu cầu kĩ thuật thì thường cho máy quay khoảng 20 vòng là được. Nếu dưới 20 vòng thì bê tông chưa được trộn đều. Còn nếu trên 20 vòng thì năng suất của máy sẽ giảm đi.
• Trong quá trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, thì cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào cối trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của mẽ trộn tiếp theo cho máy quay khoảng 5 phút rồi cho xi măng và cát vào trộn theo thời gian qui định.
- Tính năng suất máy trộn:
Năng suất của một máy trộn được các định theo công thức:
Trong đó:
• V (lít): dung tích hữu ích của máy trộn. (V = 0,75V0, V0: dung tích hình học của máy).
• k1: Hệ số thành phẩm của bê tông (k1= 0,67 ÷ 0,72).
• k2 :Hệ số sử dụng máy trộn theo thời gian (k2 = 0,9 ÷ 0,95).
• n: số mẻ trộn trong một giờ ( n = 3600/Tck ).
• Tck: chu kỳ của một mẻ trộn; Tck= t1+ t2 + t3+ t4 + t5
• t1: Thời gian trút cốt liệu vào cối trộn.
• t2: Thời gian trộn.
• t3: Thời gian nghiên cứu để chuẩn bị trút vữa bê tông ra.
• t4: Thời gian trút vữa bê tông vào các phương tiện vận chuyển.
• t5: Thời gian quay cối trộn trở về vị trí ban đầu.
EmoticonEmoticon