Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Một số lưu ý khi đổ bê tông tươi bạn cần ghi nhớ

Bê tông tươi là vật liệu không thể thiếu trong xây dựng hiện đại. Nó quyết đinh đến chất lượng của công trình, tiến độ của công trình. Trong quá trình thi công bạn cần nhớ một số lưu ý khi đổ bê tông tươi sau đây để đạt hiệu quả cao nhất.



Một số lưu ý khi đổ bê tông tươi


Bê tông trong kết cấu xây dựng có thể làm việc ở nhiều trạng thái khác nhau như chịu nén, kéo, uốn, trượt, vvv.. nhưng trong đó, bê tông làm việc ở trạng thái chịu nén là tốt nhất. Vì vậy cường độ chịu nén là chỉ tiêu tính chất quan trọng nhất của bê tông. Người ta căn cứ vào cường độ chịu nén để phân biệt mác của bê tông. 

Một số lưu ý khi đổ bê tông tươi

Chú ý mác bê tông


- Mác của bê tông là cường độ chịu nén tính theo kg/m2 của mẫu bê tông tiêu chuẩn hình khối lập phương, kích thước 20x20x20cm, được đúc từ bê tông thực tế và dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 15-20 độ C, độ ẩm 90-100% trong 28 ngày).

- Mác bê tông được quy định trong bản vẽ kết cấu và thi công phải đạt tiếu chuẩn này. Thường có mác bê tông như sau: 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Bê tông mác 200 - 250 dùng trong các kết cấu chịu lực như cột, dầm sàn. Bê tông cốt thép không thể dùng loại mác nhỏ hơn 100.

- Trên thực tế, cường độ bê tông phát triển không đều. Trong 3 ngày đầu có thể đạt 40-50% mác xi măng, sau 7 ngày là 60-70%. Trong những ngày sau cường độ còn chậm hơn nữa, đến 28 ngày đạt được 100% mác. Tuy nhiên trong những điều kiện thuận lợi, sự rắn chắc của nó có thể kéo dài hàng tháng và thậm chí hàng năm, vượt rất nhiều lần cường độ 28 ngày.

Cần chú ý đặc biệt khi đổ bê tông trên nền bê tông cũ


- Nhiều vị trí phải đổ bê tông trên bề mặt tiếp trên bề mặt bê tông cũ, ví dụ như chân cột, nối trân sàn hoặc dầm ở vị trí nối với cột. Lúc này muốn bê tông mới có độ bám dính tốt và không bị thấm ở vị trí giáp lai, phải chú ý làm sạch bề mặt bề mặt bê tông cũ. Dùng đục tẩy hết những lớp vữa nhám trên bề mặt gần cốt thép do không được đầm kỹ nên không gắn chắc thành khối. Nếu có lớp vữa tộp, tức là lớp vữa mặt trên mặt bong ra, cũng cần cạo bỏ. Sau đó xối nước mạnh để làm trôi các mảnh vụn, bụi xi măng. Tiếp theo, dùng nước xi măng loãng tưới lên toàn bộ các chân cột. Nước xi măng có tác dụng là lớp bám dính và che phủ các chỗ lộ đá nhiều. Lúc này mới tiến hành đưa hộp cốp pha vào vị trí để tiếp tục đổ bê tông.

Cần lưu ý vị trí đổ bê tông tươi


- Vữa bê tông có khuynh hướng chảy ra xung quanh khu vực cào để trơ lại cốt liệu đá, cát, do đó càng đổ gần vị trí thực tế của nó càng tốt để tránh sự phân tầng. Không được để thợ thi công đổ cụm bê tông lại một chỗ rồi dùng xẻng cào rộng. Cách tốt nhất là đổ bê tông từng lớp theo phương ngang, mỗi lớp được đầm nện kỹ trước khi đổ lớp trên. Nếu hộp cốp pha hẹp và nhiều cốt thép cần đổ các lớp bê tông mỏng. Các lớp phải được đổ liên tục trước khi lớp dưới bắt đầu đông cứng.

Chú ý trộn lại bê tông tươi khi cần thiết

trộn lại bê tông tươi khi cần thiết


- Bê tông trộn nước xong bắt đầu quá trình ninh kết và đông cứng lại sau 2 đến 3 giờ. Nếu vị một lý do nào đó (sự cố kỹ thuật, không dùng hết vữa đã trộn, thợ thi công không thao tác kịp... ) vữa bê tông chưa được đổ vào vị trí, cần trộn lại để bê tông có độ dẻo. Nói chung, vữa bê tông đã trộn khoảng 1 giờ rưỡi mà chưa đổ vào khuôn, cần được trộn lại. Tuy nhiên lúc này, không được thêm nước vào mặc dù có thể một phần nước đã bị thất thoát. Vữa bê tông ngót nước tháo tác kém linh hoạt hơn nhưng chất lượng không bị giảm. Nếu trộn thêm nước, lượng nước thừa làm vữa bê tông bị nhão, giảm cường độ chịu lực.

- Độ sệt của vữa bê tông được coi là đủ khi có thể cho vào các góc cốp pha và xung quanh cốp thép mà không bị phân rã hoặc quá ướt để nước rỉ lên bề mặt. Sàn bê tông mỏng và nhiều cốt thép cần có vữa bê tông dẻo hơn.

Cần lưu ý đến yếu tố an toàn trong khi thi công bê tông tươi


- Giai đoạn đổ bê tông là lúc dễ xảy ra các sự cố về mặt an toàn lao động. Tại một thời điểm nhất định, lượng công việc lớn đổ dồn, nhân lực tập trung, nếu không chú ý đến kiểm tra các yếu tố an toàn, tất có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc. Khi thi công móng, bạn cần kiểm tra xem hố móng có được chống đỡ chắc chắn không, nếu thấy hiện tượng sắp sụt lở thì phải chữa lại trước khi tiến hành đổ bê tông.

an toàn trong khi thi công bê tông tươi

- Các tai nạn lao động rất dễ xảy ra nếu bạn lơ là chỉ một chút thôi. Thời gian đổ bê tông tươi phải chính xác tránh trường hợp để bê tông chờ quá lâu dẫn đến thiệt hại. Dàn dáo, cốp pha và thang lên xuống phải chắc chắn. Khi thi công trên cao thì cần đảm bảo không có người bên dưới khu vực thi công để tránh trường hợp đáng tiếc như bị nguyên vật liệu rơi trúng.

- Lưu ý đến đường ống bơm bê tông tươi nếu bạn sử dụng bơm bê tông tĩnh. Hạn chế đường ống dài mà ngoằn ngoèo. Kiểm tra kỹ đường ống bơm có bị xuống cấp hay không tránh tình trạng tắc bơm hay nổ đường ống bơm khi đang thi công sẽ rất nguy hiểm.

Trên đây là một số lưu ý khi đổ bê tông tươi mà chúng tôi đã đúc kết được khi thi công bê tông tươi. Mong rằng kinh nghiệm trên đây sẽ giúp ích cho các bạn.

Nếu bạn cần một đơn vị cung cấp và thi công bê tông tươi uy tín, an toàn và chất lượng cũng như cạnh tranh về giá hãy liên hệ với Bê tông chèm MLS

Hotline: 0963.660.990 - 0936.660.990 - 0947.660.990


EmoticonEmoticon